Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh thu hút được nhiều người sử dụng hiện nay. Nếu bạn cũng muốn kinh doanh trên Shopify nhưng chưa biết cách tạo và sử dụng, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Nền tảng thương mại điện tử Shopify là gì?
Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online dựa trên mô hình Cloud SaaS được phát triển tại Canada vào năm 2006. Nó cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và trung bình các công cụ để tạo quản lý các cửa hàng trực tuyến.
Với Shopify, người dùng có thể tạo ra một cửa hàng trực tuyến với các tính năng như thanh toán trực tuyến, quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm…
Nền tảng này cũng cung cấp cho người dùng một số lựa chọn thiết kế website và khả năng tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba như: công cụ email marketing, trợ lý ảo và quảng cáo trực tuyến.
Shopify là một trong những nền tảng thương mại phổ biến nhất trên thế giới với hàng trăm nghìn cửa hàng trực tuyến được tạo ra trên nền tảng này.
>>Xem thêm: Cách kiếm tiền online tại Việt Nam năm 2024
2. Ưu điểm của ứng dụng Shopify
– Dễ sử dụng: Shopify có giao diện đơn giản, dễ sử giúp giúp người dùng có thể tạo ra và quản lý cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng.
– Tính năng đa dạng: Nền tảng cung cấp cho người dùng một loạt tính năng như thanh toán trực tuyến, quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, phân tích thống kê và chăm sóc khách hàng.
– Thân thiện với SEO: Khi cửa hàng của bạn đã được thiết lập, điều quan trọng là phải làm cho chúng thân thiện với công cụ tìm kiếm để thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn. SEO là yếu tố hàng đầu để đảm bảo cửa hàng trực tuyến có thể dễ dàng truy cập đối với người mua sắm đang tìm kiếm sản phẩm của bạn.
– Tích hợp công cụ tiếp thị marketing: Ngoài tính năng SEO với khả năng phân tích thương mại điện tử nâng cao. Trang web này còn được xem là công cụ tiếp thị marketing hấp dẫn khi cung cấp nhiều công cụ tiếp thị hơn như thẻ quà tặng, phiếu giảm giá…
>>Xem thêm: Top 10+ trang web khảo sát kiếm tiền thật, an toàn dễ thực hiện nhất
3. Hướng dẫn tạo tài khoản và sử dụng Shopify cho người mới
Với các tính năng và lợi ích của Shopify, ứng dụng xứng đáng là một trong những lựa chọn tốt nhất để phát triển cửa hàng trực tuyến. Dưới đây là cách tạo website bán hàng trên sàn thương mại này:
– Bước 1: Đăng ký tài khoản: Bước đầu tiên để có thể tạo cửa hàng, bạn cần truy cập vào trang chủ theo đường link: https://www.shopify.com/ và ấn chọn “Start Free Trial” để có thể dùng thử bản miễn phí trong vòng 14 ngày.
Sau đó, bạn nhập các thông tin như: email, mật khẩu và tên cửa hàng. Chọn “Create your store”.
Tiếp theo, hãy điền các thông tin cá nhân. Ấn chọn “Enter my store” là bạn đã sở hữu cửa cho riêng mình một cửa hàng trực tuyến.
– Bước 2: Đăng ký tên miền: Tiếp theo, bạn cần điền tên miền như một địa chỉ để khách hàng tìm đến khi họ có nhu cầu mua hàng. Tại trang quản trị, ấn chọn “Online Store” chọn tiếp “Domains” rồi đến “Buy New Domain” và vào email của bạn để xác thực thông tin. Và tại “Online Store” chọn “Domains”, tích chọn vào ô “Redirect all traffic to this domain” và cuối cùng ấn “Save”.
>>Xem thêm: Dropshipping là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping
– Bước 3: Đưa gian hàng vào hoạt động với tên miền vừa đăng ký: Trong phần “Online Store” chọn “Domains” và “Connect existing domain” để thêm tên miền của bạn vào. Tiếp theo, cập nhật lại địa chỉ DNS của tên miền để kết nối với ứng dụng.
– Bước 4: Cài đặt giao diện: Ở mục Online Store, ấn chọn “Themes” kéo xuống chọn “Explore free themes”. Trang web có hỗ trợ xem trước nên bạn có thể click vào để xem thử, chọn “Theme” nào thì chọn “Add to theme library” để tải về.
Sau khi cài đặt cùng Tab Themes bạn ấn chọn “View your store” để xem trang web của mình.
– Bước 5: Cài đặt điều hướng, thanh menu: Tại Tab Online Store, ấn chọn “Navigation” để cài đặt điều hướng, thanh menu. Chọn “URL Redirects” để điều hướng, chọn “Create URL Redirects” để thêm link mà bạn muốn điều hướng và chọn “Save Redirect” để lưu lại.
Tiếp theo, chọn “Add menu” để tạo thanh menu, thêm tên của Menu tại mục Title và thêm các nút bằng cách chọn “Add menu item” rồi chèn link và điền tên nút.
– Bước 6: Đăng sản phẩm và thanh toán giao hàng: Nhấn chọn “Tab Products” để thêm các sản phẩm cần bán vào cửa hàng. Nhấn “Import” để sử dụng CSV.
Tại “Setting” chọn “Payment Providers” để cài đặt chức năng thanh toán. Khuyến khích bạn sử dụng Paypal để thuận tiện cho khách hàng.
Đồng thời, bạn có thể thêm chi phí cho từng khu vực tại “Manage rates” hay kích thước sản phẩm cần vận chuyển.
>>Xem thêm: Fiverr là gì? Cách tạo gig Fiverr cho người mới từ A- Z
>>Xem thêm: Redbubble là gì? Kiếm tiền trên Redbubble như thế nào?
4. Kết Luận
Trên đây là những thông tin về Shopify và hướng dẫn cách tạo và sử dụng cho người mới. Hy vọng qua bài viết, quý đọc giả đã nắm rõ được thông tin và cách dùng cơ bản để bán hàng trên ứng dụng này. Đừng quên truy cập appkiemtienonline mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Hello mọi người, mình là Lý Nghiêm, một con người thích kinh doanh, digital marketing và kiếm tiền online.
Website Appkiemtienonline.com và Kênh Youtube Mèo Thần Tài được tạo ra nhằm mang đến những thông tin mới nhất về các app, website… giúp các bạn có thêm thu nhập ngay tại nhà mà không cần bỏ ra một đồng vốn nào .